Hệ thống giáo dục Trung Quốc là hệ thống giáo dục lớn nhất trên thế giới. Đầu tư vào giáo dục chiếm khoảng 4% tổng GDP ở Trung Quốc.
Số lượng sinh viên quốc tế du học Trung Quốc đã tăng khoảng 20% mỗi năm kể từ khi bắt đầu giai đoạn cải cách và mở cửa. Theo số liệu chính thức của chính phủ, vào năm 2007 có khoảng 300,000 sinh viên nước ngoài đến từ 188 quốc gia và vùng lãnh thổ đã theo học và nghiên cứu tại đây. Điều này khiến Trung Quốc trở thành điểm đến du học lớn thứ 6 trên thế giới.
Hiện nay chính phủ Trung Quốc cung cấp hơn 10,000 suất học bổng cho sinh viên nước ngoài, và cơ số học bổng này sự kiến sẽ tăng khoảng 3,000 trong năm tới.
Trung Quốc có 2 loại VISA dành cho sinh viên quốc tế đó là: X1 và X2. Hãy đọc thêm dưới đây để tìm hiểu về sự khác biệt giữa 2 loại VISA này!
VISA X1 | VISA X2 | |
Mô tả |
Dành cho các khóa học trên 180 ngày |
Dành cho các khóa học dưới 180 ngày |
Hồ sơ yêu cầu: |
-Hộ chiếu còn hiệu lực trong suốt thời gian ở lại Trung Quốc (bao gồm extra pages - những trang bổ sung). -Đơn xin VISA dán kèm ảnh. -Bản gốc thư mời nhập học của trường bên Trung Quốc (01). -Bản photo thư mời nhập học của trường bên Trung Quốc (01). -Bản gốc “Hồ sơ xin cấp visa học tập tại Trung Quốc” (Visa Application for Study in China” – JW201 và JW202 (01). -Bản photo “Hồ sơ xin cấp visa học tập tại Trung Quốc” (Visa Application for Study in China” – JW201 và JW202 (01). Lưu ý: JW201 và JW202 được cấp dựa trên loại học bổng mà bạn được nhận từ trường của mình. |
-Hộ chiếu còn hiệu lực trong suốt thời gian ở lại Trung Quốc (bao gồm extra pages - những trang bổ sung). -Đơn xin VISA dán kèm ảnh. -Bản gốc thư mời nhập học của trường bên Trung Quốc (01). -Bản photo thư mời nhập học của trường bên Trung Quốc (01). |
Chi phí |
£20 - £100 Hãy liên hệ với trường hoặc truy cập vào website của bên đại diện của Trung Quốc như Đại sứ quán hoặc Lãnh sứ quán để biết thông tin chi tiết. Liên lạc với phòng tuyển sinh quốc tế của trường nếu có thắc mắc và để nhận thêm sự hỗ trợ trong quá trình xin VISA. |
|
Cư trú |
Khi đến Trung Quốc, bạn cần phải xin phép lưu trú - xin tại đồn cảnh sát nơi bạn ở. Lưu ý: mỗi khi chuyển nơi ở, bạn phải xin giấy phép lưu trú. |