Universitas 21 lần đầu tiên công bố bảng xếp hạng các quốc gia, vùng lãnh thổ có hệ thống giáo dục Đại học tốt nhất. Universitas 21 là một mạng lưới trường đại học quốc tế, thành lập năm 1997 với mục đích làm "điểm tham khảo quốc tế và nguồn suy nghĩ chiến lược về các vấn đề quan trọng toàn cầu". Nhóm này hiện có 26 thành viên tại 17 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đồng thời, các trường trong nhóm đang sở hữu tổng cộng khoảng 1,3 triệu sinh viên, 210.000 giảng viên và nhà nghiên cứu
Để có bảng xếp hạng trên, ĐH Melbourne (Úc) thuộc Universitas 21, mạng lưới 23 trường ĐH có nhiều nghiên cứu trên thế giới, phân tích các dữ liệu gần đây của 48 quốc gia, vùng lãnh thổ dựa trên 20 tiêu chí. Những tiêu chí này được chia làm 4 nhóm: nguồn đầu tư (từ chính phủ và tư nhân); đầu ra (nghiên cứu khoa học và tác động của nó, việc đáp ứng nhu cầu thị trường lao động); kết nối (với mạng lưới ĐH quốc tế); môi trường (chính sách, sự điều hành của chính phủ, sự đa dạng và cơ hội để người dân tham gia học tập). Yếu tố dân số cũng được xem xét để đánh giá, xếp hạng.
Theo đó, 10 nước có hệ thống giáo dục ĐH tốt nhất trong 48 nước và vùng lãnh thổ nói trên lần lượt là: Mỹ, Thụy Điển, Canada, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Na Uy, Úc, Hà Lan và Anh.
Rất nhiều quốc gia coi giáo dục là trọng tâm chính trong chính sách phát triển của mình trong đó có Anh quốc. Quốc gia này có đến 18 trường đại học nằm trong top 100, nổi tiếng nhất trong số đó là Đại học Cambridge (3), Đại học Oxford (6), Đại học London (7), và Trường Quốc học London (8), tất cả đều nằm trong top 10. Vậy điều gì đã làm nên một nền giáo dục đẳng cấp thế giới như vậy.
1. Chất lượng giáo dục đẳng cấp và hợp lí trong bài toán chi phí đào tạo
Giáo dục Vương quốc Anh là một trong những nền giáo dục có chất lượng đẳng cấp và hàng đầu thế giới. Theo bảng xếp hạng mới nhất (năm 2018) của Times Higher Education, Vương quốc Anh có tới ba trường trong Top 10. Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục của Vương quốc Anh luôn được đảm bảo bởi những tiêu chuẩn cao và chặt chẽ của chính phủ, nhằm cung cấp cho sinh viên những giáo trình tốt nhất, những phương pháp giảng dạy tiên tiến nhất cùng đội ngũ giáo viên được đào tạo quy củ. Theo một nghiên cứu của Hội Đồng Anh được công bố năm 2015, có tới 38% những người được giải Nobel trên toàn thế giới đều từng là cựu du học sinh của các trường Đại học Vương quốc Anh.
Sự hợp lí trong chi phí học tập cũng là một điểm hấp dẫn rất lớn của giáo dục Vương quốc Anh. Các chương trình đào tạo của Anh có thời gian ngắn hơn các nước khác đã giúp tổng chi phí du học của sinh viên giảm đi đáng kể. Cụ thể,khóa cử nhân ở Anh chỉ kéo dài ba năm, khóa thạc sĩ chỉ một năm. Theo báo cáo của ngân hàng HSBC năm 2014, Vương quốc Anh là quốc gia có chi phí học tập rẻ hơn Hoa Kỳ, Australia và Singapore. Thêm vào đó, sau sự kiện Brexit, tỉ giá đồng bảng Anh đã xuống thấp hơn 20% so với cách đây một, hai năm. Có thể nói, đây chính là thời điểm thuận lợi nhất để chọn đi du học tại Vương quốc Anh.
2. Nền giáo dục mang tính ứng dụng cao
Giáo dục Vương quốc Anh tập trung rất nhiều vào các kỹ năng hướng nghiệp. Đây là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về tỉ lệ hợp tác giữa các trường đại học và các doanh nghiệp. Rất nhiều các khóa học được thiết kế bởi trường đại học và các chuyên gia trong các lĩnh vực, sinh viên có cơ hội được các chuyên gia hướng dẫn và giảng dạy. Thêm nữa, một số chương trình của các đại học còn kết hợp thực tập hưởng lương bên cạnh việc học để giúp các bạn tích lũy vốn kinh nghiệm.
Phương pháp giảng dạy tại Anh giúp các bạn phát triển các kĩ năng mà hầu hết các nhà tuyển dụng đều nhắm đến: Kĩ năng sáng tạo, làm việc theo đội nhóm, kĩ năng lãnh đạo…Giai đoạn tìm việc rất khó khăn, tuy nhiên, tất cả các trường đại học Anh đều có bộ phận tư vấn nghề nghiệp giúp các bạn viết CV, đơn xin việc hoàn chỉnh, có kĩ năng trả lời phỏng vấn khi xin việc, hướng dẫn lên kế hoạch cho nghề nghiệp tương lai.
3. Ngành học đa dạng và cam kết mang lại những trải nghiệm học tập, nghiên cứu đáng giá
Tham gia học tập tại Vương quốc Anh, sinh viên sẽ được lựa chọn ngành học phù hợp nhất với mình, từ kinh tế, khoa học, nghệ thuật cho đến văn hóa, sinh học, y học… Sự phân chia đa dạng, chi tiết khiến sinh viên dễ dàng nghiên cứu và học tập chuyên sâu một lĩnh vực nhất định, từ đó có khả năng nâng cao tối đa kiến thức. Đây là phương pháp giáo dục mang tính tiên phong bởi tập trung chủ yếu vào chất lượng chứ không yêu cầu dàn trải số lượng.
Theo thống kê của The UK Higher Education International Unit năm 2015/16, có tới 91% du học sinh bậc Đại học cảm thấy hài lòng tuyệt đối với hệ thống giáo dục tại đây. Con số này với sinh viên ở bậc sau Đại học cũng rất cao: 90%, vượt qua các hệ thống giáo dục nổi tiếng khác như Hoa Kỳ, Canada hay New Zealand, Đức... Những thế mạnh không thể phủ nhận là lí do khiến ngày càng có nhiều phụ huynh đầu tư cho con học tập và làm việc tại Vương quốc Anh.
4. Là cái nôi của những nhà lãnh đạo và các nhân vật kiệt xuất
Vương quốc Anh là nơi đào tạo ra nhiều nhà lãnh đạo thế giới hơn bất cứ quốc gia nào, với 48 người nhận bằng cử nhân tại Anh, so với 47 người từ Mỹ, 33 người từ Pháp, 9 người từ Nga - theo nghiên cứu của Viện Chính sách giáo dục đại học (HEPI) vào năm 2017.
Trong số đó có thể kể đến là cựu Thủ tướng Mỹ- Bill Clinton, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull, đã từng theo học tại Oxford; Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã học ngành toán tại Đại học Cambridge; ngài Hader al-Abadi - Thủ tướng của Iraq, tiến sĩ tại Đại học Manchester về kỹ thuật điện; Cố vấn quốc gia Miến Điện Aung San Suu Kyi, người đã tốt nghiệp tại Oxford và SOAS trong những năm 1960 và 1980 và vua Phillipe của Bỉ đã học Đại học Oxford về chính trị.
Đặc biệt có ít nhất 107 người đoạt giải nobel đã học tập và làm việc tại hệ thống các trường Đại học, viện nghiên cứu của Vương quốc Anh