Hotline tư vấn (24/24h) 0934.66.99.68 hoặc tuvan@duhocso1.com

Khi nhắc đến nước Đức, hẳn bạn sẽ nghĩ ngay tới một quốc gia phát triển với nền kinh tế, điều kiện sống cũng như chất lượng giáo dục hàng đầu Châu Âu. Đặc biệt, người dân Đức được bạn bè quốc tế biết tới với đặc điểm là luôn quan tâm khắt khe về “chất lượng” của mọi sản phẩm, từ những vật dụng nhỏ cho tới cả chất lượng đời sống, giáo dục,...

Chính vì vậy, nền giáo dục Đức nổi tiếng về sự sàng lọc khắt khe và chương trình học cũng có yêu cầu cao hơn so với nhiều quốc gia khác. Bài viết này sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm du học Đức bổ ích cho những bạn có dự định đi du học trong tương lai.

I. Ai đủ điều kiện để đi du học Đức?

Mọi học sinh Việt Nam có thể đi du học tại Đức nếu đáp ứng được điều kiện về điểm tốt nghiệp. Các bạn cần đạt 24 điểm trở lên đối với bốn môn Toán, Văn, Anh và một môn tự chọn. Nhớ là không được môn nào dưới 04 điểmnhé. Dù bạn được 23,75 điểm tổng bốn môn hay một môn nào đó đạt 3,75 điểm cũng không được. Ngoài ra, bạn còn phải đỗ vào một trường Đại học Công lập tại Việt Nam.

Đây chỉ là những điều kiện cơ bản, các bạn đừng lo lắng quá là điều kiện khắt khe nhé. Vì ở đi du học Đức bạn nhận được rất nhiều lợi ích, đồng nghĩa với đó sẽ có rất rất nhiều học sinh cũng có cùng nguyện vọng như bạn, bởi thế chính phủ Đức mới phải thắt chặt điều kiện để đi du học như vậy.

Thêm nữa là các bạn cần phải có bằng B1 tiếng Đức trước khi bay nhé. Để đạt được bốn kỹ năng của B1 cũng mất kha khá thời gian và công sức, quan trọng nhất là phải thật chăm học. Bản thân mình học và thi trong khoảng mười tháng. Vì ngoại ngữ không phải một sớm một chiều mà giỏi, cần phải luyện tập hàng ngày, mà tiếng Đức lại là ngôn ngữ cực kỳ khó, nên các bạn phải thật cố gắng và quyết tâm.

II. Trường đại học ở Đức như thế nào?

Ở Đức, cấu trúc các trường đại học công lập được chia làm hai nhánh khác nhau. Một là các trường đại học tổng hợp – chú trọng nghiên cứu lý thuyết (nhánh này trong tiếng Đức gọi là Universitat) và hai các trường đại học ứng dụng – thiên về đào tạo ứng dụng hoặc thực hành (Fachhochschule hoặc Hochschule). Cả hai nhánh này đều có đào tạo đến bậc Cao học, riêng bậc Tiến sĩ thì chỉ có Universitat được cấp phép đào tạo. Chính vì vậy, sinh viên Cao học của Universitat khi nộp đơn ứng tuyển vào chương trình đào tạo Tiến sĩ ở Universitat sẽ dễ được nhận hơn. Tuy nhiên, những người tốt nghiệp Cao học xuất sắc ở Fachhochschule hoặc Hochschule vẫn có cơ hội được một Universitat nhận vào chương trình Tiến sĩ bằng cách nộp đơn ứng tuyển trực tiếp vào trường hoặc nộp đơn ứng tuyển vào chương trình liên kết đào tạo Tiến sĩ của một Fachhochschule hoặc Hochschule với một Universitat. Mình hiện tại đang học tại nhánh Fachhochschule và mình không có ý định học lên Tiến sĩ nên mình cũng không tìm hiểu kỹ lắm. Các bạn muốn biết rõ hơn có thể vào website của trường mình muốn học để tìm hiểu thêm nhé.

III. Hồ sơ Du học Đức

Do việc chọn lọc khắt khe của các trường tại Đức, các bạn học sinh muốn đăng ký học tại quốc gia này cần chuẩn bị kĩ càng và cẩn thận hồ sơ xin học của mình. Những văn bản/giấy tờ cơ bản cần thiết có thể kể tới:

Chương trình Cử nhân:

– Học bạ/ Bảng điểm/Bằng cấp cao nhất
– Chứng chỉ Test AS

– Chứng nhận thẩm định bằng cấp APS

– Thư giới thiệu bản thân (Motivation Letter)

– Chứng chỉ Ngoại ngữ (Tiếng Anh: IELTS/TOEFL hoặc tiếng Đức: B1/DSI-II)
– Chứng nhận tham gia hoạt động ngoại khóa/Bằng khen/Giấy khen (nếu có)

Chương trình Thạc sĩ:

– Bảng điểm/ Bằng TN cử nhân
– Chứng nhận thẩm định bằng cấp APS

– Thư giới thiệu bản thân (Motivation Letter)

– Thư giới thiệu

– Chứng chỉ Ngoại ngữ (Tiếng Anh: IELTS/TOEFL hoặc tiếng Đức: B1/DSI-II)
– CV/ xác nhận kinh nghiệm làm việc

 Ngoài ra, với các bạn học sinh tham gia khóa học liên quan tới Nghệ thuật/Thiết kế/Kiến trúc, có thể trường sẽ yêu cầu nộp thêm Portfolio – bản vẽ/mẫu thiết kế/bản thu – video/… thể hiện khả năng, năng khiếu của bạn trong ngành học đăng ký.

(*) Chú thích:

– Test AS là bài kiểm tra đánh giá khả năng học Đại học của sinh viên nước ngoài tại Đức, được làm bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh, bao gồm bài thi ngoại ngữ, kiểm tra viết và phần chuyên ngành (một số môn học tùy theo ngành học học sinh đăng ký).

– Thẩm định bằng cấp APS là bài kiểm tra kiến thức đã học trong bậc học cao nhất của Học sinh – thường sẽ bao gồm các câu hỏi về kiến thức nền tảng mà các bạn đã được học trong chương trình trước đó. Nếu đỗ kì thi APS, bạn sẽ được cấp 10 chứng chỉ APS để nộp vào các trường xin học và ĐSQ xin Visa.

IV. Văn hóa con người nước Đức

1. Chào hỏi

Chào hỏi là điều đầu tiên gây ấn tượng với người đối diện, chính vì vậy bạn cần nắm rõ nguyên tắc chào hỏi của người Đức để tránh làm mất thiện cảm. Trong cuộc sống thường ngày, người Đức sẽ chào hỏi ai đó khi mình nhìn thấy họ trước. Đối với những buổi gặp mặt, người đến sau sẽ chào người đến trước. Riêng trong công việc hoặc kinh doanh, việc chào hỏi sẽ phân theo cấp bậc. Theo đó, những người ở cấp thấp hơn sẽ chào hỏi và giới thiệu trước rồi mới đến những người có cấp bậc cao hơn. Sau khi chào hỏi và làm quen, người Đức sẽ bắt tay nhẹ nhàng và ngắn.

2. Xưng hô

Người Đức rất cầu kì trong việc xưng hô, việc gọi ai đó như thế nào tùy thuộc vào học vị, chức vụ hoặc tước vị của người đó. Với những người có học vị từ tiến sĩ trở lên, khi xưng hô họ sẽ thêm học vị đó vào phía trước tên, ví dụ tiến sĩ…, giáo sư…. Người Đức cũng có thói quen gọi đầy đủ tên ghép của người đối thoại hoặc gọi người đó kèm theo chức vụ như thưa bộ trưởng…, thưa bá tước….. Đặc biệt, khi giao tiếp với những người có tước hiệu quý tộc như bá tước, huân tước, hầu tước,… bạn bắt buộc phải gọi đầy đủ cả tước hiệu và học vị của họ để thể hiện sự tôn trọng. Ví dụ, thưa tiến sĩ bá tước…, thưa giáo sư tiến sỹ hầu tước….

3. Khen ngợi

Người Đức khen ngợi rất tinh tế và hạn chế đề cập đến các vấn đề liên quan đến trang phục, ngoại hình… của người đối thoại. Thay vào đó, khi khen họ sẽ đề cập đến các khía cạnh như thành tích trong công việc, ưu điểm, thái độ làm việc…

4. Khi đưa danh thiếp

Việc đưa danh thiếp của người Đức cũng có những quy chuẩn riêng. Khi đó, người khách sẽ là người trao danh thiếp và bắt đầu trao cho người có cấp bậc cao nhất. Tuy nhiên, nếu như không biết cấp bậc, bạn có thể trao lần lượt bắt đầu từ người bên cạnh mình. Người nhận danh thiếp cần xem trước khi cất đi để thể hiện sự tôn trọng đối với người trao.

5. Khi đi xe

Nếu được người Đức mời đi cùng xe, bạn cần ngồi ngang hàng với họ và tuyệt đối không ngồi phía sau. Trong trường hợp đi taxi, vị khách danh dự sẽ ngồi ở hàng ghế sau phía bên phải của tài xế. Người trả tiền sẽ là người ngồi cạnh hoặc phía sau tài xế.

6. Khi dự tiệc

Đối với một buổi tiệc hay một cuộc hẹn với người Đức, đúng giờ là yếu tố đầu tiên bạn cần ghi nhớ. Người Đức vô cùng coi trọng giờ giấc nên bạn cần chú ý để không đến trễ. Khi đến buổi tiệc và được mời ngồi xuống, bạn nên ngồi đúng vị trí. Trong buổi tiệc, khi gia chủ chưa lên tiếng mời, bạn tuyệt đối không nên dùng bữa trước, lúc ăn không đặt khuỷu tay lên bàn tiệc. Thêm nữa, khi ra về, bạn đừng quên nói lời cảm ơn với gia chủ đã mời bạn đến dự bữa tiệc đó.

Văn hóa giao tiếp của người Đức mang những nét đặc sắc riêng nhưng không quá khó. Chỉ cần bạn chú ý tìm hiểu và vận dụng linh hoạt trong cuộc sống thường ngày như một thói quen thì sẽ dễ dàng hòa nhập vào đời sống tại đất nước này.

 


11 năm Tư vấn du học Quốc tế từ 2008
Không Chỉ Tư vấn, chúng tôi mang đến lộ trình trọn đời
Duy Nhất Am hiểu sâu sắc cuộc sống đa quốc gia
Chọn Lọc Điểm trường phù hợp và tốt nhất trên thế giới
Vượt Trội Chính sách Học bổng tối ưu chi phí và thời gian
Chất Lượng Phục vụ học sinh xuất sắc vượt trội
Tâm + Tầm Vươn xa và tỏa sáng rộng khắp
LIÊN HỆ NGAY DU HỌC SỐ 1 - LỰA CHỌN ĐÚNG ĐỂ KHỞI ĐẦU TỐT
Hotline (24/24h): 0934.66.99.68 - Email: tuvan@duhocso1.com

Đăng ký tư vấn

  • Du học số 1 luôn sẵn sàng phục vụ và sẽ liên hệ với bạn sớm nhất trong vòng 24h. Xin chân thành cám ơn!

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ:

  • TƯ VẤN DU HỌC
  • TƯ VẤN ĐỊNH HƯỚNG
  • TƯ VẤN HỌC BỔNG
  • TƯ VẤN CHỌN TRƯỜNG
  • TƯ VẤN ĐỊNH CƯ
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ
  • GỌI ĐIỆN THOẠI LẠI

Trân trọng cảm ơn và ước mong sẽ có cơ hội phục vụ!

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ SỐ 1