I. Thông tin chung về nước Đức
Nước Đức nằm giữa Châu Âu, gần Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Thụy Sỹ, Áo, Séc và Ba Lan. Diện tích nước Đức rộng khoảng 356.910 km2, có khoảng 2.389 km2 đường bờ biển.
Sau khi thống nhất, nước Đức được tổ chức thành 16 bang, với khoảng 80 triệu dân, chủ yếu là người Đức, trong đó có 650 vạn người ngoại quốc, là một trong những quốc gia có dân số đông đúc nhất Châu Âu. Nước Đức ở vào dải gió thu mát mẻ trong vùng khí hậu mang tính chất Đại lục miền Đông và Đại Tây Dương, nhiệt độ rất ít khi lên quá cao và xuống quá thấp, lượng mưa phân giải khắp 4 mùa trong năm.
Thủ đô nước Đức là Berlin, với dân số hơn 3,5 triệu dân.
Đức là một quốc gia công nghiệp phát triển ở trình độ cao, thực lực kinh tế đứng hàng đầu Châu Âu, là nước có nền mậu dịch lớn thứ hai sau Mỹ và là cường quốc kinh tế thứ ba trên thế giới. Nước Đức có truyền thống về giáo dục đại học trải qua nhiều thế kỷ, hệ thống đào tạo kỹ sư vững vàng, chuyên môn cao, luôn coi trọng sự gắn kết giữa nghiên cứu và giảng dạy, giữa học tập và thực tiễn. Đặc biệt, với chính sách miễn giảm hoàn toàn học phí, Đức đã và đang trở thành sự lựa chọn của sinh viên quốc tế.
II. Nước Đức (gần như) miễn hoàn toàn học phí
Ở một số các quốc gia trên thế giới, sinh viên đến du học sẽ được miễn phí hoàn toàn học phí khi nhận được học bổng du học toàn phần hoặc học bổng giảm một phần nào đó khi tham gia du học.
Nhưng tại Đức thì sinh viên sẽ nhận được những ưu đãi lớn hơn vì phương châm của nước Đức tạo cơ hội giáo dục bình đẳng cho mọi người. Chắc chắn những người đã từng tìm hiểu qua về quá trình du học tại Đức đều biết ở hầu hết các bang tại Đức, sinh viên đều được miễn phí 100% học phí chỉ có một vài bang không áp dụng thực hiện điều này. Như vậy, ai cũng có thể học đại học, chứ không phải chỉ những người có điều kiện kinh tế. Chỉ cần bạn đáp ứng được những điều kiện cần có về học lực cũng như hoàn thành giấy tờ bạn có thể qua ngay Đức du học miễn phí.
Từ tháng 10 năm 2014, tất cả các trường đại học ở Đức không thu bất kì loại học phí nào cho các chương trình cử nhân và thạc sĩ đối với tất cả sinh viên, bao gồm sinh viên quốc tế. Đức áp dụng chính sách miễn học phí 100% cho các chương trình học đại học và cao học tại 15 bang trong tổng số 16 bang. Ở môt số liên bang, các chương đại học chỉ thu phí đóng góp hàng kì (khoảng 50 EUR) và/hoặc phí quản lý hành chính (khoảng 50EUR, tương đương 1.400.000VND). Cơ cấu học phí này có thể thay đổi trong tương lai, sinh viên có thể theo dõi thông tin tại trang này để cập nhật thông tin học phí ở các bang khác nhau tại Đức. Ví dụ bang Baden-Württemberg sẽ bắt đầu thu học phí 1,500 EUR/kỳ, hoặc 42.000.000VND (cho các chương trình cử nhân, thạc sĩ, các chương trình cấp bằng và kiểm định quốc gia) đối với sinh viên không thuộc khối Liên minh Châu Âu từ học kì mùa đông 2017-2018.
Khác với các chương trình đại học, hầu hết các khóa học thạc sĩ ở Đức đều có thu học phí, tuy nhiên mức học phí không cao như các quốc gia khác.
Ngược lại, các chương trình tiến sĩ tại các trường đại học Đức cơ bản là miễn phí. Sinh viên chỉ phải trả học phí sau khi hoàn thành 6 học kì đầu tiên, nhưng mỗi kì sinh viên cần đóng phí đóng góp khoảng 150-200EUR. Sinh viên theo học tiến sĩ thường làm việc cho các dự án nghiên cứu (nghiên cứu sinh có trả công) hoặc nhận được học bổng.
Chi phí du học tại Đức: Trung bình, sinh viên ở Đức tiêu khoảng 500-800 EUR (14.000.000VND đến 22.000.000.000VND) tiền ăn ở, đi lại và chi tiêu khác.
III. Điều kiện du học Đức 2018
Bộ GD&ĐT khẳng định từ năm 2018 đến 2020, kỳ thi THPT quốc gia được giữ ổn định như năm 2017, ngoài các môn thi chính như Toán, Văn, Anh, các bạn học sinh sẽ tham gia thực hiện các bài thi tổ hợp. Đây là một tín hiểu đáng mừng cho các bạn muốn du học Đức năm 2018 bởi điều kiện du học dự kiến sẽ không thay đổi quá nhiều. Các bạn học sinh có thể tham khảo điều kiện của các bạn thi THPT 2017 để làm thước đo và cố gắng đạt được thành tích tốt nhất du học Đức năm nay:
- Tham gia và đỗ Kỳ thi THPT Quốc gia với các bài thi độc lập: Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ và một bài thi tổ hợp tự chọn (tổ hợp Khoa học Tự nhiên: Vật lý, Hóa học, Sinh học hay tổ hợp Khoa học Xã hội: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân).
- Không chấp nhận dùng Chứng chỉ Ngoại ngữ để thay thế bài thi Ngoại ngữ.
- Tại Kỳ thi THPT Quốc gia phải đạt tổng điểm thi tối thiểu là 36 (tính sáu môn thi xét Tốt nghiệp, không nhân hệ số, không làm tròn), trong đó không môn thi nào dưới 4 điểm và có ít nhất bốn môn thi không dưới 6 điểm.
- Trúng tuyển vào Hệ đào tạo Đại học Chính quy tại một Trường Đại học Việt Nam.