Hotline tư vấn (24/24h) 0934.66.99.68 hoặc tuvan@duhocso1.com

Đối với những du học sinh Úc, học tập và sinh hoạt ở một đất nước hoàn toàn khác lạ về cơ sở hạ tầng cũng như các dịch vụ công cộng không phải một điều dễ dàng. Ngay từ việc di chuyển, đường đi lối lại đôi khi cũng làm bạn gặp rắc rối. Vậy hãy cùng bài viết sau chia sẻ, và cùng tháo gỡ những khó khăn trong chuyện di chuyển tại đát nước Úc nhé

I. Các phương tiện di chuyển

1. Tàu Điện Ngầm (Train)

Train tại Úc rất phát triển và là phương tiện công cộng rất tiện dụng đối với người dân và du học sinh Úc. Thông thường các lịch trình của chuyến xe sẽ được cập nhật trên website của sở giao thông thành phố, các bạn chỉ cần nhập nơi xuất phát, nơi đến và giờ khởi hành, website sẽ cung cấp đầy đủ cho bạn thông tin về chuyến xe như hành trình, điểm dừng, giờ khởi hành….khác nhau để bạn có thể tiết kiệm chi phí cũng như không bị trễ chuyến xe.

Đôi khi trong 1 chuyến đi dài, bạn có thể phải đổi sân ga (platform) vài lần nên bạn cần có bản đồ hệ thống train của thành phố (có thể lấy tại các trạm hoặc nhân viên nhà ga ) để biết chính xác sân ga tiếp theo của mình tên gì. Trong trường hợp bị lỡ chuyến tàu hoặc đi nhầm chuyến, bạn nên hỏi nhân viên tại đó để được cung cấp thông tin các chuyến xe kế tiếp hoặc các chuyến sẽ đến điểm dừng.

2. Xe Buýt – Xe Điện

Ngoài ra Úc khác với Việt Nam, xe bus ít phổ biến và chỉ lưu thông tại một số nơi nhất định. Xe điện (tram) dùng để di chuyển ở những vùng trung tâm hoặc gần trung tâm. Tàu điện (train) dùng di chuyển giữa các thành phố hoặc từ vùng xa vào trung tâm.

Chính sách giá vé cho các bạn du học Úc tại các bang cũng khác nhau. Nếu ở Perth và Brisbane, chỉ cần các du học sinh theo học trên 04 tuần chính thức là đã được hưởng chính sách giảm giá khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng (bạn có thể dùng thẻ học sinh có xác nhận của Taylors College như một thẻ giảm giá) thì ở Sydney và Melbourne, sinh viên quốc tế không được giảm giá và phải thanh toán tiền vé như người lớn. Bạn nên mua vé tuần hoặc vé tháng vì chi phí sẽ rẻ hơn mua vé theo chuyến.

3. Phà

Đây cũng là một loại hình khá thú vị, không chỉ là vận chuyển mà còn là trải nghiệm thú vị trên những dòng sông thơ mộng, bình yên.

Tại Sydney, bạn có thể qua phà STA, JetCats và RiverCats khởi hành từ Circular tới các vùng cảng, dọc dòng sông và quay lại thành phố. Còn ở Brisbane, phà được sử dụng nhiều nhất là CityCats, ở Perth là phà của Transpertj chạy khắp dòng sông Swan.

4. Taxi

Cước taxi tại Úc khá đắt với phí khởi điểm khoảng 3 AUD/người và 5 AUD/2 người, mức cước tăng lên vào buổi tối, các ngày cuối tuần và dịp lễ. Tất cả taxi tại Úc đều sử dụng đồng hồ tính cước theo qui định.

5. Xe hơi

Tại Úc, trên 50% dân số có xe ôtô riêng. Hầu như tất cả những ai trên 18 tuổi, đã đi làm là đều sử dụng xe riêng vì nơi đi làm đều ở xa và xe ôtô là phương tiện phù hợp hơn cả, giá xe lại rẻ, vừa túi tiền. Cho nên mỗi gia đình thường có hai, ba xe trở lên. Nhà nào cũng có gara, nhưng xe vẫn phải để ngoài sân trước hay trên vỉa hè, nhưng hầu như chẳng bị mất cắp.

Khác với thói quen lái xe ở Việt Nam, người Úc lái xe bên trái với tốc độ tối đa cho phép từ 100 đến 110km/giờ, ở ngoại ô và 60 km/h trong khu vực dân cư. Ngoài ra, nước Úc nổi tiếng về việc nghiêm khắc phạt chạy quá tốc độ. Lái xe tại đây, thì bạn cần phải lưu ý đến tốc độ cho phép, nếu vi phạm bạn có thể bị phạt rất nặng.

6. Mô tô, xe đạp, đi bộ

Tại Úc, người dân không dùng xe môtô làm phương tiện đi lại. Chỉ có dân thể thao sử dụng xe phân khối lớn. Xe môtô thể thao đắt hơn ô tô và thi lấy bằng lái môtô khó hơn lấy bằng lái ô tô. Dân chơi môtô trang bị mũ áo bảo hiểm như các vận động viên thực thụ và họ thường phóng nhanh vượt xe ô tô trên đường. Chỉ có người đưa báo là dùng xe môtô thường có cắm cờ và mặc trang phục riêng.

Xe đạp cũng là phương tiện thể thao. Một số học sinh cũng đạp xe, nhưng đi trên hè có vỉa lát bê tông dành cho người đi bộ và xe đạp. Các cua-rơ có đường tập riêng xuyên qua các trảng rừng. Hằng ngày ít thấy người đi bộ vì ra cửa là lên xe ô tô. Chỉ có ông bà già buổi sáng hay chiều đi bộ hoặc dắt chó đi dạo
Trẻ em không thấy chạy ra đường. Bố mẹ đưa con đến trường bằng ô tô. Chỉ các em nhà gần mới đi bộ đến trường, nhưng trẻ dưới 12 tuổi phải có người lớn đi kèm. Tại những đoạn đường gần trường học xe ô tô phải đi chậm, vào giờ đến trường và tan học luôn có mặt cộng tác viên của cảnh sát (thường là người về hưu làm tình nguyện) cầm cờ và thổi còi ra hiệu cho xe dừng lại để học sinh qua đường.


II. Các cách tìm đường tại Úc

1. Bản đồ truyền thống

Một chiếc bản đồ giấy sẽ giúp bạn dễ thông thuộc đường xá hơn là sử dụng bản đồ điện tử vì bạn sẽ cần phải động não nhiều hơn trong việc lần mò các hướng đi. Khi phải tư duy nhiều, trí nhớ của bạn cũng sẽ tích lũy nhiều thông tin hơn là chỉ kè kè đi theo hướng đi đã được vạch sẵn.

Ngoài ra, bản đồ điện tử còn phải phụ thuộc vào các yếu tố khác như pin, Internet… nên sẽ ít chủ động hơn một chiếc bản đồ bỏ túi.

Bạn nên mua bản đồ chi tiết, bao trùm toàn bộ một khu vực rộng lớn để có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Khi đi du lịch, bạn có thể “đầu tư” Sổ tay hướng dẫn của Lonely Planet Guide chuyên về các thành phố khác nhau trên thế giới tại Lonely Planet Website hay các cửa hàng, sạp báo. Những sổ tay này không chỉ bao gồm hướng dẫn và bản đồ mà còn mang lại cho bạn nhiều thông tin văn hóa, đời sống thú vị.

2. Các ứng dụng điện tử

- Google maps là một ứng dụng giúp việc di chuyển dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn có thể sử dụng phát kiến này trên laptop hay điện thoại bằng cách gõ địa chỉ hiện tại cũng như địa chỉ điểm đến, sau đó Google maps sẽ tự lên hành trình cho bạn.

- Lost on campus

Nếu đang gặp khó khăn về việc tìm kiếm đường điở xung quanh khu học xá thì lost on campus là ứng dụng hữu ích cho bạn. Nó có tính năng hiển thị bản đồ chi tiết của các trường đại học tại Úc. Cụ thể như hiển thị cho bạn vị trí để tìm đến giảng đường, lớp học, quán cafe hay thậm chí là các máy bán hàng tự động, nhà vệ sinh

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đọc được phản hồi của những người dùng khác để xem quán cafe nào có bữa trưa tốt nhất, nên mua cafe buổi sáng ở đâu hay tìm chỗ nào yên tĩnh để đọc sách. Ứng dụng này tương thích trên iphone/ipad/android và được cung cấp miễn phí

3. Hỏi người dân địa phương

Không ai thông thuộc đường sá giỏi hơn những người dân bản địa và đây chính là nguồn thông tin hữu ích nhất mà bạn không thể bỏ qua. Không nhất thiết chỉ để hỏi đường, bạn cũng có thể tìm hiểu xem con đường ngắn nhất để đến thư viện hay nơi mua bia, cửa hàng sách báo giá rẻ dành cho sinh viên. Tương tự, đừng ngại hỏi nhân viên chạy bàn về những địa điểm ít an toàn hơn trong thành phố hay những phiên chợ địa phương phổ biến khi vừa mới đặt chân đến.

Thông thường, người dân sẽ rất tự hào về thành phố của họ nên tất cả mọi người sẽ rất cởi mở khi được hỏi đường. Vì thế, việc của bạn chỉ là mở lời và không nên ngại ngần. Đây cũng chính là một cách rất hay để kết bạn. Những tuần đầu tiên là khoảng thời gian bạn sẽ được gặp gỡ với rất nhiều người, từ trường học đến khu học xá, nên hãy tranh thủ làm quen và cùng khám phá thành phố với những người bạn mới.

11 năm Tư vấn du học Quốc tế từ 2008
Không Chỉ Tư vấn, chúng tôi mang đến lộ trình trọn đời
Duy Nhất Am hiểu sâu sắc cuộc sống đa quốc gia
Chọn Lọc Điểm trường phù hợp và tốt nhất trên thế giới
Vượt Trội Chính sách Học bổng tối ưu chi phí và thời gian
Chất Lượng Phục vụ học sinh xuất sắc vượt trội
Tâm + Tầm Vươn xa và tỏa sáng rộng khắp
LIÊN HỆ NGAY DU HỌC SỐ 1 - LỰA CHỌN ĐÚNG ĐỂ KHỞI ĐẦU TỐT
Hotline (24/24h): 0934.66.99.68 - Email: tuvan@duhocso1.com

Đăng ký tư vấn

  • Du học số 1 luôn sẵn sàng phục vụ và sẽ liên hệ với bạn sớm nhất trong vòng 24h. Xin chân thành cám ơn!

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ:

  • TƯ VẤN DU HỌC
  • TƯ VẤN ĐỊNH HƯỚNG
  • TƯ VẤN HỌC BỔNG
  • TƯ VẤN CHỌN TRƯỜNG
  • TƯ VẤN ĐỊNH CƯ
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ
  • GỌI ĐIỆN THOẠI LẠI

Trân trọng cảm ơn và ước mong sẽ có cơ hội phục vụ!

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ SỐ 1