Xin visa là một quá trình thường được xem là phức tạp, chính vì vậy, từ tháng 7/ 2016, chính phủ Úc đã thông qua và áp dụng hệ thống xét duyệt visa du học Úc mới: Simplified Student Visa Framework (viết tắt là SSVF) nhằm giúp sinh viên quốc tế có thể tiếp cận quy trình xét visa đơn giản, thuận lợi, nhanh chóng và dễ dàng hơn. Chính sách cởi mở này được áp dụng cho tất cả các bậc từ tiểu học, trung học, cao đẳng, đại học và sau đại học để thay thế cho chương trình SVP.
I. VISA DU HỌC ÚC SSVF
Hệ thống xét duyệt Visa du học Úc mới với tên gọi là Cơ cấu đơn giản hoá quy trình xét duyệt visa sinh viên (SSVF – Simlified Student Visa Framework) sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 07/2016 thay thế cho chương trình xét duyệt visa (SVP).
Tất cả sinh viên quốc tế bất kể nộp hồ sơ theo chương trình nào từ cử nhân, cao đẳng nghề đến tiếng Anh hay bất kì chương trình khách đều được giới thiệu một khung xét mức độ rủi ro nhập cư duy nhất. Cấp độ 1 đại diện cho nguy cơ nhập cư thấp và cấp độ 3 đại diện cho nguy cơ nhập cư cao nhất. Cấp độ đánh giá càng cao thì người nộp hồ sơ càng phải nộp nhiều bằng chứng chứng minh việc xin visa là nhằm phục vụ cho mục đích học tập.
Kể từ tháng 6/2017, mô hình xét duyệt mức độ rủi ro được kết hợp giữa hai yếu tố – quốc tịch và tổ chức giáo dục. Dựa theo khung xét duyệt này, sẽ có 2 mức độ xét duyệt là Streamline (S) – xét duyệt đơn giản và Regular (R) – xét duyệt thông thường:
- Yêu cầu bằng chứng ở mức độ thông thường: Đương đơn thường được yêu cầu nộp bằng chứng về trình độ Tiếng Anh và khả năng tài chính.
- Yêu cầu bằng chứng ở mức độ ưu tiên: Đương đơn thường không phải nộp bằng chứng về trình độ Tiếng Anh và khả năng tài chính.
Khung xét duyệt mức độ rủi ro:
Sinh viên có thể kiểm tra các giấy tờ mình phải nộp cho hồ sơ xin visa thông qua Công cụ kiểm tra mức độ xét duyệt rủi ro, ở đây bao gồm các yêu cầu quan trọng liên quan đến trình độ Tiếng Anh và các bằng chứng về thu nhập tài chính, để chắc chắn rằng mình đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện du học Úc.
Những ưu điểm nổi bật của chương trình visa mới
- Hồ sơ xin visa thuộc cấp độ 1 sẽ không cần phải có chứng chỉ IELTS, TOEFL, PTE,…không cần phải chứng minh tài chính, không cần có tiền mặt trong ngân hàng hoặc khoản vay được ngân hàng chấp thuận. Lợi thế này thực sự tuyệt vời cho các sinh viên có nhu cầu đi học thực sự nhưng không thể đáp ứng được các yêu cầu về thủ tục giấy tờ.
- Theo quy định của chính sách SVP cũ, học sinh không được phép học tiếng Anh quá 60 tuần. Điều này có nghĩa là, nếu sau 60 tuần, sinh viên vẫn chưa đạt được trình độ tiếng Anh cần thiết để tiếp tục theo học các khóa học thuật thì sẽ bị yêu cầu trở về nước. Tuy nhiên, theo quy định mới của SSVF, thời gian học tiếng Anh của sinh viên du học Úc sẽ không bị giới hạn trước khi vào khóa mới.
- Những học sinh có hồ sơ nghiêm túc và được đánh giá là có tính xác thực cao sẽ du học Úc thuận lợi và nhanh chóng hơn. Vì thế, cần đảm bảo tất cả giấy tờ hồ sơ được khai báo một cách cụ thể, đầy đủ và có độ chính xác cao.
- Quy trình xin visa du học được rút ngắn xuống chỉ còn từ 2 tới 4 tuần. Thời gian có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tùy thuộc từng hồ sơ.
- Những sinh viên có đủ điều kiện trong diện xét duyệt visa diện đại học/sau đại học sẽ được duyệt theo cấp độ 1 bất kể sinh viên đó đến từ quốc gia nào.
1. Các yêu cầu cụ thể về tiếng Anh và nguồn tài chính du học Úc
Những yêu cầu chính của Visa du học Úc dành cho mỗi mức độ xét duyệt theo diện SSVF bao gồm như dưới đây:
- Bằng chứng về bảo hiểm sức khỏe dành cho du học sinh
- Chăm sóc phúc lợi (nếu có)
- Sức khỏe và hạnh kiểm
- Bằng chứng đăng ký khóa học
- Mục đích nhập cảnh ngắn hạn chính đáng.
Trong đó:
- Mức độ xét duyệt đơn giản (S):
Ở mức độ xét duyệt này, sinh viên chỉ cần cung cấp Confirmation of Enrolment – Giấy xác nhận của Tổ chức giáo dục để chứng minh về việc thoả mãn yêu cầu về trình độ tiếng Anh cũng như tài chính. Tuy nhiên Lãnh sự quán Úc vẫn có quyền yêu cầu nộp bằng chứng bổ sung (nếu cần thiết).
- Mức độ xét duyệt thông thường (R):
Ở mức độ xét duyệt này, sinh viên phải nộp đầy đủ bằng chứng về trình độ tiếng Anh cũng như Tài chính. Cụ thể như sau:
- Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh:
- Chứng minh khả năng tài chính:
Đối với những diện sinh viên du học tự túc tại Úc, thì vấn đề chứng minh tài chính cần khá chú trọng, vì đây là một yếu tố quan trọng quyết định việc hồ sơ của bạn có đáp ứng đủ điều kiện du học Úc hay không.
- Các bằng chứng về khả năng tài chính và nguồn thu nhập phải được nộp cùng lúc với hồ sơ xin visa. Lãnh sự quán Úc có quyền từ chối hồ sơ xin visa ngay lập tức nếu sinh viên không nộp đủ bằng chứng để minh chứng về khả năng tài chính của gia đình
- Nguồn tài chính này phải thực sự sẵn sàng cho sinh viên để đi du học
- Có 3 cách để chứng minh nguồn thu nhập. Lưu ý: nguồn thu nhập phải đến từ những nguồn rõ ràng theo quy định (sao kê lương qua tài khoản ngân hàng, các giấy tờ thuế, hợp đồng mua bán/cho thuê nhà đất có công chứng, hợp đồng tín dụng,…)
- Cách 1: Bằng chứng có đủ khả năng tài chính cho học phí, sinh hoạt phí, đi lại và học tập trong suốt thời gian học dành cho du học sinh du học tự túc tại Úc và người phụ thuộc (nếu có).
- Cách 2: Bằng chứng thu nhập trung bình năm
- 60,000AUD dành cho du học sinh
- 70,000AUD nếu có thêm người phụ thuộc đi kèm.
- Cách 3: Mẫu đơn AASES – dành cho diện trao đổi sinh viên.
Quy định về sinh hoạt phí dành cho 12 tháng:
- Sinh viên/Người giám hộ: 19,830AUD
- Người phụ thuộc đi kèm: 6,940AUD
- Em bé: 2,970AUD.
2. Cách thức áp dụng SSVF
Theo SSVF thì học sinh Việt Nam khi nộp đơn vào các trường tại Úc sẽ có hai trường hợp như sau:
- Nếu như học sinh Việt Nam du học Úc nộp đơn xin visa để học tại các trường có mức đánh giá 2 hoặc 3 thì sẽ nộp hồ sơ tài chính và cung cấp chứng chỉ IELTS/TOEFL.
- Nếu như học sinh Việt Nam du học Úc nộp đơn xin visa để học tại các trường có mức đánh giá là 1 thì sẽ không phải nộp hồ sơ tài chính và cung cấp chứng chỉ tiếng Anh như IELTS/TOEFL.
II. Quy trình và thủ tục xin visa
1. Quy trình xin visa du học Úc
- Hoàn thiện bộ hồ sơ
- Gửi hồ sơ đến Lãnh sự quán Úc xét duyệt xin visa du học. Theo quy định mới, hồ sơ xin visa được nộp online trên hệ thống thay vì phải đặt lịch hẹn và chờ đến lượt như trước thì các bạn sẽ chủ động hơn về thời gian của mình miễn sao kịp thời gian nhập học tại Úc
- Sau khi hồ sơ được xét duyệt bạn sẽ đến ĐSQ theo lịch hẹn để cung cấp thông tin sinh trắc học
- Có thể ĐSQ sẽ gọi điện đến phỏng vấn bạn qua điện thoại nếu hồ sơ của bạn cần làm rõ.
+ Xin visa du học úc ở Hà Nội
- Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM) Tháp DMC, tầng 7 , 535 phố Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội
- Giờ làm việc: Từ thứ Hai đến thứ Sáu
- Từ 8 giờ đến 11 giờ 30 và từ 13 giờ đến 16 giờ 30
- Điện thoại: (84-4) 3736 6258Fax: (84-4) 3736 6259
- E-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
+ Xin visa du học Úc tại TP HCM
- Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM), Tòa nhà PDD, Tầng 8, 162 đường Pasteur, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
- Giờ làm việc: Từ thứ Hai đến thứ Sáu.
- Từ 8 giờ đến 12 giờ và từ 13 giờ đến 17 giờ
- Điện thoại: (84-8) 3827 7384Fax: (84-8) 3827 7385
- E-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
2. Hồ sơ giấy tờ xin visa du học Úc
Hồ sơ học tập
- Mẫu đơn xin visa du học 157. Bạn cần phải điền đầy đủ, cụ thể quá trình học tập và nghề nghiệp của bạn tại Việt Nam.
- Tờ khai chi tiết về thân nhân mẫu 67. Bạn phải liệt kê đầy đủ và chi tiết những người thân trong gia đình bạn ở Việt Nam, Úc và các quốc gia khác.
- Hộ chiếu.
- 04 ảnh cỡ 4×6 cm mới chụp.
- Bản sao có công chứng sổ hộ khẩu gia đình với đầy đủ các trang.
- Sơ yếu lý lịch bằng tiếng Việt Nam có xác nhận của chính quyền địa phương. Trong đó, chú thích chi tiết quá trình học tập của bạn tại tất cả các trường cũng như các khoá học và quá trình làm việc trong thời gian bạn sống tại Việt Nam.
- Bản sao có công chứng giấy khai sinh.
- Nếu đã kết hôn, bạn phải nộp bản sao có công chứng giấy đăng ký kết hôn.
- Các giấy tờ chứng minh công việc làm hiện tại của bạn (nếu bạn đã đi làm) như hợp đồng lao động, giấy chứng nhận của công ty ghi rõ công việc và thời gian bạn làm việc tại công ty đó.
- Thư xác nhận của một trường Đại học/Cao đẳng bên Úc (CoE). Trong thư, phải nêu rõ học phí của khóa học và bạn đã được chính thức nhận vào học.
- Giấy tờ chứng minh bạn đã mua bảo hiểm y tế cho suốt quá trình học.
- Thư trình bày kế hoạch học tập. Đây sẽ là một trong chiếc chìa khóa giúp hồ sơ của bạn được xét duyệt nhanh chóng hơn. Với một kế hoạch học tập cụ thể, rõ ràng và có định hướng sẽ thuyết phục viên chức lãnh sự xét duyệt hồ sơ cho bạn.
- Vấn đề xin visa du học Úc mất bao lâu có lẽ tùy thuộc vào sự thuyết phục mà bạn thể hiện trong bản kế hoạch này.
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ, bảng điểm cao nhất và gần nhất tại Việt Nam.
- Giấy tờ chứng minh tình hình tài chính của gia đình bạn đủ để lo mọi chi phí học tập, ăn uống, đi lại cho bạn trong khoảng thời gian bạn học tập tại Úc.
- Đối với học sinh dưới 18 tuổi cần phải có thư xác nhận của người giám hộ.
- Nếu nhận được học bổng từ một trường đại học nào đó ở Úc hoặc học bổng của chính phủ, bạn cần có giấy chứng nhận học bổng.
3. Lệ phí xin visa
4. Sau bao lâu có visa
Phụ thuộc vào trường bạn định học và hồ sơ cá nhân. Với sự thay đổi đáng kể trong hệ thống xét visa (SSVF), chính phủ Úc kỳ vọng sẽ giảm thời gian cấp visa xuống còn 1 tháng.
5. Nên nộp hồ sơ du học Úc khi nào?
Vì số lượng hồ sơ xin du học úc có sự tăng đột biến kể từ chính sách mở cửa du học của Úc nên bạn nên làm hồ sơ 8 – 10 tuần trước ngày nhập học.
Hoàn thành việc khám sức khỏe trước khi nộp đơn xin thị thực úc.
6. Nghĩa vụ của du học sinh sau khi được cấp Visa
– Bạn phải tham dự đầy đủ lớp học và đạt yêu cầu của khóa học, cũng như không được bỏ ngang khóa học.
– Không được đi làm nếu không có sự chấp thuận của chính phủ Úc.
– Phải duy trì bảo hiểm y tế OSHC trong suốt thời gian ở Úc.
– Cam kết rời khỏi Úc trước khi visa hết hạn
– Bạn không được đổi trường trong vòng 12 tháng hay trước khi khóa học kết thúc (nếu khóa học ít hơn 12 tháng)
– Bạn cần thông báo địa chỉ của bạn trong vòng 7 ngày sau khi đến Úc. Nếu thay đổi chỗ ở hay cơ sở giáo dục, cần phải thông báo trong vòng 7 ngày sau đó. (nếu bạn chưa đủ 18 tuổi và không có thân nhân đi cùng, bạn cần có xác nhận của cơ sở giáo dục đồng ý cho bạn thay đổi các sắp xếp về chỗ ở, sự hỗ trợ và phúc lợi.)