Tại Vương quốc Anh, có tất cả hơn 150 trường đại học được phép hoạt động cũng như được phép cấp bằng và chứng chỉ. Chính phủ không đưa ra một bảng xếp hạng đại học Anh Quốc chính thức mà đề nghị sinh viên tham khảo các bảng xếp hạng từ các tổ chức độc lập. Hiện ở Anh có 3 bảng xếp hạng các trường đại học Anh Quốc uy tín nhất là The Guardian, The Complete University Guide và bảng xếp hạng Good University Guide (GUG) hợp tác giữa tạp chí The Times và The Sunday Times.
Các bảng xếp hạng trên có thể là kim chỉ nam chính xác giúp các sinh viên dễ dàng khoanh vùng và lựa chọn các điểm trường cũng như khóa học phù hợp với mình.
Khi so sánh các bảng xếp hạng trường đại học tại Anh của các nguồn bạn sẽ nhận thấy có những sự khác nhau nhất định, điều này xảy ra bởi các yếu tố/ tiêu chí xếp hạng của các nguồn là khác nhau.
Các bảng xếp hạng trường đại học được đưa ra không chỉ đơn thuần dựa vào chất lương giảng dạy của các trường mà còn dựa vào nhiều yếu tốt khác nhau và mỗi đơn vị đánh giá có những tiêu chí khác nhau. Chẳng hạn như The Complete University Guide đánh giá thứ hạng của các trường dựa trên 10 tiêu chí trong khi The Guardian và The Times/ The Sunday Times chỉ xem xét tới 8 tiêu chí mà thôi. Mỗi một tiêu chí lại chiếm những tỉ lể điểm khác nhau.
Để hiểu rõ hơn về các tiêu chí đánh giá này, chúng ta cùng tìm hiểu về các bảng xếp hạng
1. The Guardia
The Guardian chỉ xem xét tới 8 tiêu chí mà thôi. Mỗi một tiêu chí lại chiếm những tỉ lể điểm khác nhau.
- Đánh giá và phản hồi (chiếm 10%)
- Cơ hội việc làm (chiếm 16,25%)
- Mức độ hài lòng chung (chiếm 5%)
- Mức đầu tư/ sinh viên (chiếm 10%)
- Tỉ lê nhân viên/ sinh viên (chiếm 16,25%)
- Chất lượng giảng dạy (chiếm 10%)
- Giá trị gia tăng (chiếm 16,25%)
2. THE – Times Higher Education
Times Higher Education (THE) là một tuần san, có trụ sở tại London (Anh), chuyên đăng tải các tin tức và chủ đề liên quan đến giáo dục đại học. Đây là ấn phẩm hàng đầu của Anh về lĩnh vực này. Tiêu chí đánh giá của THE dựa trên số lượng và kết quả các công trình nghiên cứu, số lần trích dẫn, tầm nhìn quốc tế và doanh thu.
THE trở nên nổi tiếng khi cho xuất bản ấn phẩm Bảng xếp hạng các trường Đại học trên thế giới Times Higher Education–QS. Hoạt động này lần đầu ra mắt vào năm 2004. Tuy nhiên, sau đó 5 năm, vào ngày 30-10-2009, tạp chí này lại nói lời chia tay với QS và ký hợp đồng với Thomson Reuters để tiếp tục đăng tải các bảng xếp hạng trường đại học thường niên. Tờ tạp chí đã phát triển một phương thức đánh giá mới với sự tham gia của độc giả và ban biên tập.
Thomson Reuters hiện đang thu thập và phân tích thông tin để đưa ra thứ hạng các trường đại học dưới danh nghĩa của THE. Kể từ mùa thu 2010, những kết quả đó đã được phát hành hàng năm. Cũng từ thời gian đó, QS không còn liên quan đến hoạt động thu thập, phân loại và xếp hạng các trường đại học cùng THE.
THE sử dụng 13 chỉ số đã được hiệu chuẩn nhằm cung cấp sự so sánh toàn diện và cân bằng. Các chỉ số được chia thành năm nhóm:
- Giảng dạy (môi trường học tập)
- Nghiên cứu (số lượng, thu nhập và danh tiếng)
- Trích dẫn khoa học (ảnh hưởng của nghiên cứu)
- Triển vọng quốc tế (giảng viên, sinh viên và nghiên cứu),
- Thu nhập nhờ chuyển giao tri thức.
Các trường bị loại trừ khỏi bảng xếp hạng thế giới của THE nếu không đào tạo bậc cử nhân, hoặc nếu kết quả nghiên cứu ít hơn 1.000 bài báo trong giai đoạn 2012-2016 (yêu cầu tối thiểu 150 bài mỗi năm). Trường hợp 80% hoạt động không thuộc 11 lĩnh vực do THE quy định, trường cũng không được xếp loại.
Các cơ sở giáo dục cung cấp số liệu cho bảng xếp hạng và phải cam kết về tính chính xác. Trong một số trường hợp hiếm hoi, nếu không được trường cung cấp, THE sẽ sử dụng số liệu ước tính để tránh giá trị bằng 0.
Tiêu chí giảng dạy chiếm 30% với các chỉ số như danh tiếng (15%), tỷ lệ giảng viên/sinh viên (4,5%), tỷ lệ tiến sĩ/cử nhân (2,25%), tỷ lệ tiến sĩ/giảng viên (6%), thu nhập (2,25%).
3. QS – Quacquarelli Symonds
Quacquarelli Symonds (QS) là một công ty của Anh quốc, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và du học nước ngoài. Công ty này được Nunzio Quacquarelli và Matt Symonds thành lập vào năm 1990. QS thường phát hành các ấn phẩm và tổ chức nhiều sự kiện nhằm mở rộng hiểu biết về quá trình du học nước ngoài.
Năm 2017, tổ chức QS đánh giá 980 cơ sở giáo dục, trong đó có 959 đủ tiêu chuẩn xếp hạng tổng thể, 46 cơ sở mới được đưa ra lần đầu tiên. Để đi đến bảng cuối cùng này, 4.380 tổ chức đã được xem xét.
Bảng xếp hạng đại học thế giới QS tiếp tục sử dụng khung phương pháp luận thống nhất, được biên soạn bằng cách sử dụng sáu thước đo:
- Danh tiếng học thuật (40%)
- Danh tiếng người sử dụng lao động (10%)
- Tỷ lệ giảng viên/sinh viên (20%)
- Số trích dẫn khoa học trên mỗi giảng viên (20%)
- Tỷ lệ giảng viên quốc tế (5%)
- Tỷ lệ sinh viên quốc tế (5%).